Mua bán nhà đất Quận 2
Mua bán nhà đất Quận 2, 502, Minh Thiện, Trang điểm làm đẹp
, 25/12/2015 16:10:26Sớm mua nhà đất Quận 2 với 7 cách tiết kiệm tiền
- Bắt đầu tiết kiệm tiền với 1% thu nhập mỗi tháng
Chúng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa, việc tiết kiệm tiền thật nhanh để mua nhà là điều hoàn toàn có thể làm được nếu bạn bắt đầu từ những bước nhỏ nhất.
Ngay từ bây giờ, bạn hãy bỏ một ít tiền vào con heo đất hoặc một tài khoản ngân hàng khác với tài khoản mà bạn nhận lương hàng tháng. Con số tối thiểu để bạn bỏ vào là khoảng 1% thu nhập mỗi tháng.
- Tăng dần mức tiết kiệm tiền
Khi gia đình bạn vẫn sống thoải mái với 99% thu nhập còn lại, bạn hãy tiến thêm một bước nữa, tăng dần mức tiết kiệm lên 2%, 3%, 5%, 10% và thậm chí là 20% tổng mức thu nhập.
Nếu có thể, bạn hãy chuyển thẳng một phần lương hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm riêng của bạn. Điều này giúp bạn tránh được việc đưa ra quyết định mua sắm “liều lĩnh” của mình.
- Đừng bỏ qua những khoản tiền tiết kiệm riêng lẻ
Khi bạn có được một số tiền bất ngờ như tiền thưởng năm, tiền thưởng tháng..., hãy dùng 50% số đó bỏ vào tài khoản tiết kiệm. Đặc biệt, bạn chớ nên coi thường những đồng tiền lẻ. Dù chúng có giá trị không lớn nhưng "tích tiểu thành đại", bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình đang có.
Việc tiết kiệm tiền lẻ không có bất cứ ảnh hưởng gì đến cuộc sống hay các khoản thu - chi hàng ngày của bạn.
- Luôn tiêu xài thông minh để tiết kiệm tiền
Ngoài việc tiết kiệm tiền, bạn hãy tự biến mình thành một người tiêu dùng thông minh. Cụ thể, bạn đừng vội vã chi tiền vào những thứ không cần thiết ngay khi chưa cân nhắc kỹ về nó. Hãy tập thói quen tự vấn bản thân về mức cần thiết phải chi tiền để mua sắm một thứ gì đó. Nếu thấy rằng phải chi tiền và quyết định chi tiền, bạn nên dành 15 phút để kiểm tra giá và nhà cung cấp để có thể mua với chi phí tốt nhất.
Bạn chỉ nên mua những thứ thật cần thiết, tránh xa những món đồ xa xỉ. Nếu để các món đồ đắt tiền, không cần thiết càng đến gần thì căn nhà trong mơ sẽ càng chạy xa bạn.
- Chịu khó tự săn lùng nhà để tiết kiện tiền phải dành cho môi giới
Bạn không nên trông chờ nhiều vào những lời chào bán của của cò mồi hay các công ty môi giới BĐS. Nếu có thời gian, bạn hãy tự tìm và xem những căn nhà giá rẻ. Bạn nên chịu khó đi săn lùng thật nhiều, tìm hiểu qua người quen, quan sát các tờ rơi dán nhan nhản trên đường, lục lọi thông tin từ internet…
Theo những người có kinh nghiệm, để mua được nhà nhanh, giá cả hợp lý, bạn cần phải “căng hết ăng-ten”, sử dụng đến tất cả các mối quan hệ để có nhiều thông tin tốt nhất.
Nhiều người truyền nhau một bí quyết, đó là hãy tìm các mối thân quen với ngân hàng. Có rất nhiều căn nhà bị ngân hàng siết nợ, phát mãi với giá rất rẻ.
- Chia sẻ kế hoạch mua nhà, tận dụng sự giúp đỡ của người thân quen
Bạn hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân biết về kế hoạch mua bán nhà đất Quận 2 của mình. Khi được chia sẻ, hầu hết mọi người sẽ thấu hiểu, thông cảm cho bạn về các khoản quà cáp trong những dịp đặc biệt nào đó, đó là cách họ giúp đỡ bạn thực hiện kế hoạch mua nhà nhanh.
Nếu bạn nhận được sự đề nghị hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè thì đừng nên suy nghĩ quá nhiều mà hãy tận dụng nó. Thay vì phải vay tiền từ ngân hàng với lãi suất cao, bạn hãy vay gia đình và bạn bè thân quen mỗi người một ít nếu họ có điều kiện. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản phí lãi suất cao và hãy dùng số tiền đó để trả nợ.
- Chấp nhận một căn nhà thực tế không như mơ ước của mình
Tâm lý chung của các cặp vợ chồng trẻ là có con rồi mới mua nhà, ổn định rồi mới dám tính đến việc lớn. Tuy nhiên, nếu cứ chờ đợi như vậy thì biết đến khi nào mới có được một nơi an cư cho cả gia đình.
Và việc có thể tiết kiệm được một số tiền lớn đủ để mua đứt một căn nhà là điều không hề dễ. Ngoài ra, nếu chỉ nhắm vào mục tiêu có một căn nhà gần trung tâm, diện tích rộng, khang trang thì việc gia đình bạn phải ở trọ sẽ còn tiếp diễn dài dài.
Bởi vậy, bạn hãy biết chấp nhận một căn nhà không như mơ ước. Có thể nó không mới hoặc chưa được rộng nhưng bạn có thể khắc phục bằng việc sửa sang, trang trí, sắp xếp đồ đạc gọn gàng.
Khách hàng nên cẩn trọng khi vay tiền mua nhà
Áp lực tăng trưởng tín dụng cùng với sự bế tắc của gói vay 30.000 tỷ đồng khiến hầu hết các ngân hàng thương mại đang từng bước nới rộng cửa cho vay mua, sửa chữa nhà. Nhất là trong bối cảnh có nhiều dự án nhà ở đã và đang dần hình thành, sự ấm hồi phục của thị trường nhà đất cũng như giá trị thực và tiến độ của các dự án hoàn thành ngày càng củng cố niềm tin của người mua trong khi các kênh đầu tư khác kém hiệu quả đã thúc đẩy người mua “xuống tiền” với BĐS, đây chính là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh vốn tín dụng cho mảng này.
Thực tế hiện nay, các ngân hàng thương mại đều có riêng đội ngũ nhân viên tín dụng có mối liên kết với các chủ đầu tư với một loại dự án BĐS lớn nhỏ, thậm chí còn có cả một bộ phận thường trực tại các dự án này giúp khách hànng tìm hiều và tiếp cận các gói vay ưu đãi, với nhiều thời hạn vay từ ngắn đến trung và dài hạn (khoảng 10 - 20 năm).
Để có thể làm được việc trên, bên cạnh việc thu thập hoặc mua thông tin về khách hàng từ các chủ dự án BĐS để nắm đượcnhu cầu vay, các ngân hàng đồng thời còn đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng cáo thông qua các kênh truyền thông (như trang mạng, báo chí, poster quảng cáo; gọi điện thoại, tờ rơi, nhắn tin…) nhằm tiếp cận bằng được đối tượng người mua nhà từ đó đẩy mạnh việc giải ngân các khoản vay.
Mặc dù ngân hàng đưa ra rất nhiều gói ưu đãi với lời quảng bá rất hấp dẫn, thế nhưng những ai có muốn mua nhà mà chưa đảm bảo điều kiện tài chính thì cần lưu ý, khi tiếp cận các khoản vay này phải hết sức tỉnh táo, nắm được đầy đủ thông tin đồng thời phải chắc chắn có nguồn tiền trả theo các kỳ hạn ổn định thì hãy đặt bút ký vào bản hợp đồng vay.
Thực tế cho thấy, không ít người mua sản phẩm địa ốc (gồm cả nhà đất, căn hộ chung cư) đã lơ là hoặc không hỏi kỹ các nhân viên tư vấn, dẫn đến hệ quả mà họ không lường trước được trong trường hợp không có nguồn tài chính ổn định để có thể thanh toán đúng kỳ hạn đối với ngân hàng (thông thường điều này đều có trong chính bản hợp đồng vay do các ngân hàng soạn).
Lỗi một phần cũng ở phía các ngân hàng, do muốn đẩy nhanh việc giải ngân các khoản vay nên không ít nhân viên tín dụng đã cố tình “lờ” đi các thông tin liên quan đến hệ quả pháp lý khi người vay không trả nợ đúng kỳ hạn. Trong các cuộc tư vấn, thông thường họ chỉ giải thích những ưu điểm về mức lãi suất theo năm (chẳng hạn như tháng đầu, năm đầu...có lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng khác); mức lãi suất chênh lệch giữa đi vay - cho vay (chênh 3 - 4%/năm) khi so sánh nhằm tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng hơn, thủ tục nhanh gọn hơn với lãi suất thấp hơn (còn thực ra, nếu khách hàng chịu khó tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy các ngân hàng xây dựng biểu lãi suất này tương đương nhau để cạnh tranh).
Còn lại một hệ quả pháp lý mà ít khi nhân viên tín dụng nhắc đến, đó là trường hợp người vay chậm thanh toán theo đúng tiến độ đã cam kết, thì dù có gửi thông báo mà không được sự chấp thuận của ngân hàng hàng thì khoản vay của khách hàng sẽ được xếp vào khoản nợ xấu và lập tức, ngân hàng sẽ cùng với các công ty xử lý nợ xấu của mình "nhắm" ngay vào khoản tài sản thế chấp của khách hàng. Thế nên đã từng có chuyện, khách hàng vay tiền ngân hàng để mua nhà hoặc đầu tư kinh doanh nhưng lại mất "cả chì lẫn chài" đó là nhà định mua và thậm chí cả khoản tiền tích cóp của mình.
Một ví dụ cụ thể nhất là sự kiện “xiết nợ” của VPBank mới xảy ra gần đây tại căn hộ 1401 thuộc tòa nhà 17T2 phố Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) vào khoảng giữa tháng 3/2015 vừa qua. Cụ thể, khi vay nợ ngân hàng, chủ căn hộ này đã thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và phía ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp này để thu hồi khoản tiền đã cho khách hàng vay nếu không trả được nợ. Dù vậy, quá trình xử lý cụ thể phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, chứ không thể đùng đùng đến lắp khóa, dán niêm phong căn hộ và đuổi chủ nhà ra ngoài. Đúng ra, khi khách hàng không trả được nợ, trước hết phía ngân hàng phải thương lượng, thỏa thuận với khách hàng để giải quyết rồi mới bán tài sản đó để thu hồi nợ. Khi không đạt được thỏa thuận, ngân hàng mới có quyền khởi kiện và đề nghị tòa án buộc người vay phải trả nợ, nếu lúc này người vay cũng không trả được nợ thì ngân hàng mới được phát mại tài sản thế chấp.
Từ vụ việc thực tế trên đây, bài học cho người đi vay là phải tham khảo, đọc thật kỹ hợp đồng vay; tính toán kỹ lưỡng khả năng trả các khoản nợ thì rồi mới đặt bút ký. Thông thường tại các ngân hàng thương mại, sau khoảng 30 - 45 ngày mà người vay vẫn không trả nợ đúng lịch hẹn (hoặc có đơn đề nghị gia hạn nhưng không được chấp nhận) thì các tài sản đảm bảo của khách hàng lập tức sẽ được xử lý, hoặc có ngân hàng thì phối hợp ngay với chủ đầu tư bán căn hộ xử lý ngay tài sản của người vay.
Về phía các ngân hàng cũng cần thiết phải tăng cường tập huấn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên tín dụng, yêu cầu họ cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho khách hàng, chứ không phải đặt mạnh áp lực giải ngân các khoản vay lên lương thưởng để hối thúc họ vi phạm quy trình nghiệp vụ trong quá trình tư vấn cho người vay dẫn đến khoản nợ xấu và việc buộc phải xử lý khoản nợ xấu đó.
Từng có không ít trường hợp, sau khi đã vay tiền ngân hàng và thế chấp tài sản, để có tiền thanh toán đúng kỳ hạn hoặc nộp tiền vào để rút giấy tờ ra (chẳng hạn như sổ đỏ, Giấy chứng nhận/hợp đồng mua bán của tài sản thế chấp) nhiều khách hàng đã cắn răng đi vay “tín dụng đen” bên ngoài với lãi suất cao ngất ngưởng (0,3 - 0,5%/khoản vay/ngày) để rồi “lãi mẹ đẻ lãi con”, vừa phải trả lãi cho tín dụng đen lại thêm khoản lãi phạt của ngân hàng do thanh toán trước hạn...
Vay tiền mua nhà: Muốn nhanh phải có bí kíp!
Lên kế hoạch tài chính và xác định số tiền muốn vay
Nếu xác định mua nhà bằng tiền vay ngân hàng, bạn cân đối số tiền hiện có và các nguồn “hỗ trợ” khác, và chỉ nên xác định vay 60 -70% giá trị căn hộ mua. Vì hạn mức vay tối đa tại các ngân hàng thường là 70% nếu bạn sử dụng chính căn hộ mua làm tài sản thế chấp hoặc 90% nếu thế chấp bằng bất động sản khác.
Theo các chuyên gia, nếu nguồn thu nhập của bạn ổn định (từ lương, cho thuê tài sản và/hoặc kinh doanh) hãy tự tin quyết định vay và sớm sở hữu căn nhà.
Lựa chọn ngân hàng và chương trình ưu đãi vay
Để kích cầu thị trường, hiện nay có rất nhiều ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư cam kết cho vay ưu đãi với nhiều chương trình ưu đãi khác nhau tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà tặng, ưu đãi giảm giá.... Đối Với những khoản vay dài hạn như mua nhà, khi lựa chọn gói ưu đãi, bạn đừng vội nhìn vào con số, không ngân hàng nào cho bạn vay không lãi, cần xác định lãi suất thực tế trong suốt thời gian vay (bao gồm lãi suất ưu đãi và sau ưu đãi). Thông tin cụ thể về các gói ưu đãi này bạn có thể tham khảo qua Internet, nhân viên sàn giao dịch bất động sản, chủ đầu tư hoặc bạn bè, người thân...
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu các điều kiện ưu đãi đi kèm và các thông số khác giúp bạn dễ dàng cân đối nhu cầu và làm chủ kế hoạch như hạn mức vay (đã nêu ở trên) và thời hạn vay bên cạnh lãi suất của ngân hàng.
Cân đối thu nhập và số tiền trả nợ hàng tháng
Đối với nguồn thu chắc chắn của mình, bạn cần xác định số tiền trả hàng tháng (gốc + lãi) không nên vượt quá ngưỡng 60-70% thu nhập. Hãy nhớ, thu nhập của bạn còn phải trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày khác.
Chủ động chuẩn bị các Hồ sơ cần thiết
Bạn nên chủ động chuẩn bị các hồ sơ cần thiết trước khi đến gặp nhà băng, hồ sơ đầy đủ và có chất lượng sẽ quyết định tới 90% thời gian và quy trình xử lý khoản vay.
Vậy, cần chuẩn bị gì để có được câu trả lời ngay từ ngân hàng? Đơn giản, sẵn sàng ngay 3 mục:
- Hồ sơ pháp lý cá nhân
- Hồ sơ sơ chứng minh mục đích vay vốn
- Hồ sơ chứng minh thu nhập
Thêm nữa bạn hãy là người chủ động yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng khi có các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Các khoản phí và cam kết ràng buộc của ngân hàng
Các chương trình ưu đãi thường gắn với các điều kiện ràng buộc nhất định. Không ai muốn mắc nợ mãi, trong khi khoản vay thường xác định thời hạn dài để chia nhỏ số tiền phải trả hàng tháng; vì vậy, nên tính trước khả năng bạn sẽ trả nợ trước hạn, phá vỡ hợp đồng. Do đó cần tìm hiểu về phí trả nợ trước hạn và khả năng phải hoàn lại ưu đãi…
Giữ liên lạc với ngân hàng
Hãy chủ động liên lạc với ngân hàng thay vì bị động chờ đợi khoản vay được duyệt và giải ngân. Điều này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bị phạt tiến độ thanh toán hoặc thiệt hại số tiền đặt cọc hợp đồng mua nhà.
Nếu thực hiện đúng 6 điểm trên, bạn hoàn toàn có thể đặt vấn đề vay vốn với bất kỳ ngân hàng nào và đàm phán các điều khoản hợp đồng có lợi và phù hợp nhất cho mình.
Mua bán nhà đất Quận 2 ở đâu?
Đăng tin, mua bán nhà đất Quận 2 uy tín trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Mua bán nhà đất giá rẻ
Theo Zing
Nguồn: https://nhadat.muabannhanh.com/mua-ban-nha-dat-quan-2/10
Mua bán nhà đất Quận 2 Cẩm nang cuộc sống
Các bài viết liên quan đến Mua bán nhà đất Quận 2, Cẩm nang cuộc sống
- 28/05/2018 Tìm hiểu về tông đơ cắt tóc hot hiện nay 1812
- 26/08/2016 Giá xe Nissan Livina X-Gear 2011
- 11/08/2016 Bàn ủi hơi nước chính hãng SoKaNy tại Bình Thạnh 1748
- 13/07/2016 Hướng dẫn độ Cafe Racer cho Honda 67 2200
- 19/12/2015 Giá sàn gỗ nhập khẩu Thụy Sĩ - Công ty Sàn gỗ Mạnh Trí 239
- 18/12/2015 Nhau Thai Cừu Vitatree đẹp da, trị nám - Mỹ phẩm Thảo Linh 213
- 17/12/2015 Hướng dẫn sử dụng đèn pin tự vệ 258
- 17/12/2015 Tra cứu đăng ký nhãn hiệu - MasterBrand 233
- 15/12/2015 Chọn mua xe tải Hyundai cũ 208